Searching...

Vé tàu Tết 2015 - Bán vé tàu qua mạng

Cập nhật: Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014 Hiện có: 0 bình luận Tag: , Tác giả:


Vé tàu Tết 2015 - Bán vé tàu qua mạng

Lưu ý: 

Hiện ngành đường sắt chưa công bố giá vé tàu Tết 2015, và đang tích cực triển khai hệ thống bán vé tàu qua mạng ( hiện đại giống vé máy bay ) và hy vọng tháng 11/2014 có thể đưa vào hoạt động. Do đó các bạn mua vé tàu Tết 2015 chịu khó chờ đợi, khi nào có thông tin về giá vé chính thức VNTIC sẽ thông báo đến các bạn.

Ngày 31/7/2014, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khởi động dự án cung cấp dịch vụ bán vé tàu qua mạng với tổng chi phí đầu tư là 197 tỷ đồng. Bắt đầu từ Tết Nguyên đán năm nay, người dân sẽ có thể đặt mua vé qua mạng, điện thoại, thiết bị bán vé tự động tại ga…

Bán vé tàu tết 2015 qua mạng


Dự án triển khai trong 07 năm, chia làm 03 giai đoạn với tổng chi phí đầu tư của cả hai bên là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn FPT là 197 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1: xây dựng, lắp đặt hệ thống, kéo dài trong 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; giai đoạn 2: cung cấp hệ thống bán vé điện tử qua website tuyến Đường sắt Thống nhất trong 01 năm, bắt đầu từ ngày 21/11/2014 để kịp phục vụ người dân vào dịp Tết Nguyên đán năm 2014; giai đoạn 3: cung cấp hệ thống bán vé điện tử hoàn chỉnh bắt đầu từ ngày 21/11/2015 với thời hạn 06 năm. Hệ thống hoàn chỉnh sẽ được áp dụng tại tất cả các ga thuộc đường sắt quốc gia trên toàn quốc.


Hệ thống bán vé điện tử cung cấp nhiều phương thức mua vé cho người dân như: mua vé qua website, mua vé qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, đặt vé qua tin nhắn điện thoại, mua vé qua thiết bị bán vé tự động tại ga, mua vé qua đại lý… Người dân có thể sử dụng các loại thẻ thanh toán trong nước và quốc tế để trả tiền mua vé. Ở chiều ngược lại, các công cụ phân tích hệ số sử dụng chỗ, luồng khách sẽ giúp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu đi lại thực tế của người dân, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khai thác cơ sở hạ tầng đường sắt hiện có.

Do tính chất nhu cầu đi lại của người dân thay đổi theo chiều và theo mùa vụ, nhà thầu FPT cho biết sẽ nghiên cứu mô hình đầu tư hệ thống hạ tầng CNTT linh hoạt dựa trên mô hình điện toán đám mây và mô hình ảo hóa nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác hệ thống.

FPT cho hay trong thời gian tới sẽ phối hợp với các đối tác có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống điều hành vận tải hành khách bằng đường sắt tại các nước như Nhật Bản, Đức... để thiết kế và xây dựng 03 chức năng lõi quan trọng của hệ thống bán vé điện tử, gồm: chức năng điều tiết giá vé tự động, chức năng cắt chặng tự động, chức năng cấp phát chỗ tự động.

Được biết, với dự án này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không bỏ vốn đầu tư vào việc xây dựng Hệ thống bán vé điện tử mà được sử dụng toàn bộ hệ thống (bao gồm hạ tầng máy chủ, thiết bị mạng, hạ tầng viễn thông kết nối từ trung tâm dữ liệu của FPT đến từng ga và hệ thống mạng nội bộ của đường sắt Việt Nam; Phần mềm bán vé điện tử và các thiết bị đầu cuối như máy bán vé tự động; thiết bị soát vé cầm tay) để tổ chức mạng lưới bán vé. Bù lại, để được sử dụng dịch vụ trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải trích tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu bán vé thu được qua Hệ thống điện tử để trả cho nhà cung cấp.







Các chủ đề liên quan

Quảng cáo