Thị trường bán lẻ Việt Nam bị thôn tính?
Mặc dù nền kinh tế trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên gần đây các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới vẫn ồ ạt vào Việt Nam.
Thị trường bán lẻ Việt Nam bị thôn tính? - Thị Trường - Thông tin thị trường
Gần đây các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới vẫn ồ ạt vào Việt Nam.
Sau đây là bài phỏng vấn Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội về vấn đề này.
Thưa ông, các số liệu của Tổng cục Thống kê công bố gần đây đều cho thấy sức mua của nền kinh tế đang khá yếu. Tuy nhiên nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-mart (Mỹ), Aeon, Lotte… vẫn đổ xô vào Việt Nam. Vì sao, thưa ông?
Bởi vì các tập đoàn bán lẻ đang nhìn thị trường bán lẻ Việt Nam trong 10 năm tới, một thị trường năng động và đông dân. Họ có một chiến lược, tầm nhìn 10 năm tới nên họ vẫn đầu tư. Khi nào thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lên 4000 USD/ năm, gấp đôi hiện nay thì thị trường bán lẻ sẽ khởi sắc. Còn bây giờ thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn hạn chế bởi kinh tế khó khăn.
Như vậy thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai sẽ khá khởi sắc?
Không. Bán lẻ có khởi sắc hay không là phụ thuộc vào công tác điều hành của Nhà nước. Nếu điều hành không khéo, giật cục, không tái cơ cấu, nợ xấu, tồn kho bất động sản 10 năm nữa mới giải quyết được thì kinh tế còn khó khăn. Cho nên chúng ta đừng chủ quan mà lơi lỏng công tác điều hành.
Ông có lo nguy cơ các DN bán lẻ nội địa sẽ bị các tập đoàn hàng đầu nước ngoài này thôn tính?
DN bán lẻ trong nước không tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính. Bởi vì tập đoàn nước ngoài rất mạnh về công nghệ, vốn, chiến lược kinh doanh. Họ lại thu mua phân phối toàn cầu còn DN Việt Nam chỉ nhỏ lẻ như những con thuyền nan. Nếu không liên kết lại thì phá sản là điều không thể tránh khỏi.
Tình hình hiện nay “nước coi như đến vai” rồi. Trong khi đó, liên kết của các DN vẫn còn rất kém, mạnh ông nào ông ấy làm. 10 siêu thị vẫn cử 10 người đi mua dầu ăn, mà không dùng cách mua chung bán chung. Trong quy luật thị trường DN nào không biết cách làm ăn, không có thương hiệu thì phá sản là tất yếu, không loại trừ được.
Hiện nay đã nhìn thấy khả năng này chưa, thưa ông?
Tôi nhìn thấy nhiều rồi. Nhiều DN nội địa như Fivimart, Intimex, Phú Thái… đã rút địa điểm kinh doanh. Vài DN đã phải bán lại một số cơ sở cho nước ngoài. Hệ thống bán lẻ của các DN sản xuất khác như Bibica, Kinh đô, Vinacaphe… cũng đang gặp khó.
Theo thống kê, có tới 200 nghìn DN phá sản trong 3 năm nay. Năm ngoái, có thời kì trong 100 DN phá sản thì 25% là DN thương mại. Đó là tất yếu. DN nào buôn bán chộp giật, không có chiến lược, giá cao hơn, chất lượng kém, văn hóa phục vụ tồi sẽ bị phá sản.
Trong số các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới có mặt ở Việt Nam, ông thấy tập đoàn nào đáng gờm nhất?
Làm bài bản chỉ có Metro, Big C cũng tạm được. Metro thành lập chuỗi phân phối, thành lập các trung tâm thu mua hàng hóa ở các vùng, vừa tiêu thụ nội địa vừa xuất khẩu. Họ chấp hành hóa đơn nghiêm chỉnh 100% VAT. Họ là mô hình siêu thị bán buôn, giá cả thấp nhất, thậm chí DN nội còn đi mua của họ về bán. Bây giờ ăn nhau về giá, chất lượng.
Tất nhiên hoạt động của họ cũng còn có mặt trái. Mặt mạnh của họ chúng ta vẫn phải ghi nhận.
Xin cảm ơn ông!
Giàu+
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét